Bài đăng

Nguyên nhân làm tăng men gan

Hình ảnh
  Bị gan nhiễm mỡ, viêm gan hay lạm dụng rượu đều gây ra các tổn thương và là nguyên nhân khiến men gan tăng cao. Men gan tăng cao là một dấu hiệu cho thấy gan không hoạt động bình thường, bị viêm hoặc bị tổn thương. Dưới đây là các nguyên nhân làm tăng men gan, triệu chứng cũng như cách điều trị, theo  Medical News Today . Nguyên nhân Bệnh gan nhiễm mỡ:  Nguyên nhân tăng men gan phổ biến nhất là do bệnh gan nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu của Mỹ, 21-51% người bị tăng men gan do tình trạng này. Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi chất béo tích tụ trong gan, có hai trường hợp gồm gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu. Người bị hội chứng chuyển hóa có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu cao hơn. Bệnh thường không có triệu chứng, chỉ một vài trường hợp người bệnh mệt mỏi và đau ở bên phải bụng. Hội chứng chuyển hóa:  Là một nhóm các triệu chứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan khiến men gan tăng cao. Các triệu chứng gồm: đường trong máu cao, huyết áp cao, thừa c...

3 loại nước có tính kiềm giúp giải độc gan

Hình ảnh
  Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người, đảm nhiệm chức năng giải độc, dự trữ máu, miễn dịch và các nhiệm vụ quan trọng khác. Dưới đây là 3 loại nước có tính kiềm có tác dụng giải độc gan. Trà mâm xôi Trà mâm xôi rất giàu flavonoid và nhiều loại nguyên tố vi lượng, có thể phát huy tác dụng chống viêm và khử trùng, duy trì mạch máu, gan...  Người gan kém thường xuyên uống một ít trà mâm xôi, có thể khử độc tố trong gan, đặc biệt là đối với quá trình chuyển hóa và phân hủy rượu. Đối với những người uống nhiều rượu, thường xuyên uống một ít trà mâm xôi có thể bổ gan, bảo vệ gan, giải rượu, chống say… Trà bồ công anh Bồ công anh là loài cây rất phổ biến, có lẽ nhiều bạn có thể bắt gặp nó ở ven đường, trên núi, trên ruộng. Bồ công anh cũng có giá trị dinh dưỡng và sức khỏe cao, có thể chống viêm, kháng khuẩn, có tác dụng tốt đối với viêm họng, viêm gan...  Bồ công anh phơi khô có thể ngâm nước uống thành trà, có tác...

Rau lang có tác dụng gì?

Hình ảnh
  Rau lang là món ăn dân dã, quen thuộc của các gia đình. Vậy rau lang có tác dụng gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. Thành phần dinh dưỡng của rau lang Theo các nghiên cứu thì trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như: Năng lượng: 22kcal Nước: 91,8g Protein: 2,6g Tinh bột: 2,8g Ngoài ra, rau lang chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng. Rau lang có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người© Được VTC cung cấp Rau lang có tác dụng gì? Rau lang chứa loại protein độc đáo, hiệu quả chống ôxy hóa Khoai lang chứa loại protein độc đáo, khả năng chống ôxy hóa (antioxidant) đáng kể. Nghiên cứu cho thấy các protein có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione - một trong những sản phẩm quan trọng của cơ thể có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể. Mặc dù còn cần nhiều nghiên cứu trong tương lai nhưng nhữn...

Truyện ngắn #t230416 Bùi Thế Tâm

  Trong phiên tòa xét xử vụ cướp của giết người, quan tòa hỏi nhân chứng là con rể của nạn nhân: "Thế tức là anh có nhìn thấy bọn cướp bóp cổ bà mẹ vợ của anh à?". - Thưa tòa, nhìn thấy ạ. - Vì sao anh không xông tới giúp? - "Tôi cũng định vào trợ giúp nhưng thấy bọn cướp tự giải quyết được nên tôi quyết định không can thiệp nữa", nhân chứng thản nhiên đáp. &2 Đọc xong quyết định bổ nhiệm, giám đốc công ty dắt tay một thanh niên trẻ ra trước hội trường: - Thưa các đồng chí, đây là tân phó giám đốc công ty - một thanh niên rất có triển vọng. Anh ấy đã phấn đấu rất tốt, vào đây như một người thợ bình thường. Sau hai tháng đã có tay nghề chuyên môn giỏi, được đi học, được giao nhiệm vụ quản lý và đã thăng tiến rất nhanh. Nói rồi sếp quay sang chàng thanh niên: - Có phải thế không? - Thưa bố, vâng ạ! Truyện rất ngắn Một thầy lang nằm mơ thấy xuống âm phủ. Một lũ ma níu chặt lấy, bảo: - Trước thầy đã chữa cho chúng tôi xuống đây, bây giờ thầy ...

Khoai lang tốt mấy cũng hóa 'thuốc độc' nếu kết hợp với thực phẩm 'đại kỵ' này

Hình ảnh
  Khoai lang là thực phẩm ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu kết hợp không đúng cách, khoai lang có thể gây ra những tác dụng không tốt với sức khỏe. Vậy khoai lang kỵ gì? Lợi ích của khoai lang Một trong những ưu điểm nhất của khoai lang là chứa một lượng lớn protein kết dính, polysaccharides, chất nhầy, mang lại tác dụng giúp cơ thể có thể duy trì sự linh hoạt của máu não và tim, từ đó có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, tốt cho đường hô hấp, đường tiêu hóa, mang lại tác dụng bôi trơn khoang khớp. Ngoài ra, khoai lang chứa một lượng lớn chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và giảm tỷ lệ ung thư trực tràng và ung thư đại tràng. Ăn khoai lang vào buổi sáng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để vừa bổ sung năng lượng cho ngày mới vừa giúp giữ dáng và làm đẹp da. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ... Khoai lang kỵ gì? Khoai lang mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng việc ...

GỪNG TRỊ MẤT NGỦ

Hình ảnh
  Công dụng trị mất ngủ hiệu quả của gừng không phải ai cũng biết Gừng có vị cay, tính ấm, giúp cơ thể giảm stress. Vì vậy, gừng được xem như là loại thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ cực tốt. Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa và giúp thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, nếu mất ngủ của bạn là do các vấn đề lớn hơn như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác, thì việc sử dụng gừng không thể thay thế được bằng chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn gặp vấn đề về mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Công dụng trị mất ngủ hiệu quả của gừng không phải ai cũng biết. (Ảnh: Sưu tầm)© Được VTC cung cấp 3 cách chữa chứng mất ngủ bằng gừng  Dưới đây là top 3 phương pháp hiệu quả chữa mất ngủ bằng gừng: Chế biến bài thuốc từ gừng, đường phèn và nước:  Lấy 1/2 củ gừng tươi, 1 ít đường phèn và 500ml nước, thái gừng mỏng và đem đun cùng nước và đường phèn. Sau đó uống nước gừng và...

Bác sĩ Trung Quốc gợi ý nguyên tắc ăn để giảm cân mà không cần kiêng tinh bột

 Những điều bác sỹ gợi ý 1. Ăn đủ dinh dưỡng Chuyên gia khuyên, ngay cả khi đang giảm cân, bạn vẫn nên ăn uống đủ 3 bữa, có giờ giấc cố định mỗi ngày. Bạn nên giảm lượng đồ ăn chứ đừng cắt bỏ hoàn toàn bất cứ nhóm dinh dưỡng nào. Bác sĩ khuyến khích mỗi bữa đều nên có đủ chất xơ, đạm và tinh bột tuân thủ lần lượt theo tỷ lệ 2-1-1. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp no lâu hơn đồng thời nên ăn từ đầu bữa để giảm tốc độ hấp thụ đường vào cơ thể. Tinh bột có thể là cơm trắng thông thường hoặc ưu tiên các loại carb tốt hơn đến từ khoai lang, gạo lứt, yến mạch. 2. Uống nhiều nước Uống nhiều nước giúp giảm thèm ăn, duy trì cảm giác no bụng, hỗ trợ trao đổi chất và tiêu hóa. Bác sĩ cũng khuyên không nên để khát mới uống nước, lúc này cơ thể dễ nhầm lẫn giữa tín hiệu đói và khát, có thể làm bạn ăn nhiều hơn mức cơ thể cần. 3. Vận động Thiết lập thói quen tập thể dục với cường độ vừa phải, phù hợp thể chất và sở thích giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất và đốt cháy calo, mỡ thừa. Bên cạnh...