CHÍ SỐ AXIT URIC
KIỀU VŨ (T/H)
Chỉ số axit uric có khả năng quyết định chẩn đoán về bệnh gút (gout) đối với mọi người, đồng thời phản ánh rõ mức độ bệnh gút đang ở giai đoạn nào.
Chỉ số axit uric - loại chỉ số sẽ bị tăng cao khi ăn quá nhiều hải sản một lúc - có những công dụng quan trọng. Ảnh: Kiều Vũ
Trong cơ thể, các nhân purin sau khi thoái hóa sẽ tạo thành axit
uric hòa tan trong máu và được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Nhưng do
những nguyên nhân nào đó mà dẫn đến tình trạng axit uric tăng cao trong máu và
gây lắng đọng ở da, các khớp, thận. Tình trạng này gây ra những bệnh lý
khác nhau.
Do đó, axit uric có vai trò rất quan trọng trong quá trình chẩn
đoán và điều trị một số bệnh, trong đó có bệnh gút.
Chỉ số axit uric luôn được theo dõi để đánh giá nồng độ axit
uric máu có trong cơ thể. Đối với người bệnh chỉ số axit uric là cơ sở để đánh
giá ảnh hưởng có nó đến việc điều trị. Để đo chỉ số axit uric trong máu cần
làm xét nghiệm định lượng axit uric.
Nồng độ axit uric tăng cao kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ gây
viêm khớp, đặc biệt là bệnh gút. Những hạt lắng đọng xung quanh và bên trong
khớp gây nên viêm, sưng đau khớp nghiêm trọng hơn. Hiện tượng lắng đọng dưới da
sẽ gây ra sỏi thận hoặc suy thận.
Tình trạng tăng axit uric được xem xét từ các nguyên nhân: Tăng
sản xuất axit uric; giảm bài tiết axit uric; hỗn hợp giữa tăng sản xuất và giảm
bài tiết axit uric. Trong đó tăng sản xuất axit uric là nhóm nguyên nhân thường
gặp nhất. Có thể hiểu đơn giản là do ăn quá nhiều thức ăn có chứa purin như đồ
chiên rán, dầu mỡ, thịt đỏ, hải sản,
nội tạng động vật, uống nhiều rượu bia khiến tăng tổng hợp purin.
Nhận xét
Đăng nhận xét