3 loại bệnh thận có thể do axit uric cao

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)  

Axit uric cao sẽ gây tổn thương thận, chủ yếu là do axit uric phải đào thải ra khỏi cơ thể qua thận. Axit uric cao lâu ngày sẽ khiến thận bị quá tải trong thời gian dài. Dưới đây là 3 loại bệnh thận có thể do axit uric cao.

Bệnh thận mạn tính

Axit uric dư thừa trong huyết thanh sẽ kết tinh và lắng đọng ở mô thận, có thể dẫn đến tình trạng viêm kẽ thận mạn tính, khiến các bộ phận bên trong thận (ống thận, cầu thận) bị biến dạng, teo, xơ hóa, xơ cứng, dẫn đến viêm cầu thận mạn tính.

Bệnh thận cấp

Bệnh thận do axit uric cấp tính phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh gút thứ phát.

Bệnh gút thứ phát - nguyên nhân gây ra bệnh không phải do quá trình chuyển hóa axit uric bất thường của cơ thể mà do các yếu tố thúc đẩy khác, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh về máu, dùng một số loại thuốc, xạ trị và hóa trị khối u, cùng các yếu tố khác...

Những yếu tố kể trên dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể axit uric ở ống thận, ống góp, niệu quản và các bộ phận khác, gây tắc nghẽn đường tiết niệu trên diện rộng và nghiêm trọng. Lượng nước tiểu thải ra sẽ giảm hoặc thậm chí vô niệu diễn ra nhanh chóng, gây ra các triệu chứng như suy thận cấp.

Sỏi thận

Hầu hết axit uric trong cơ thể con người được lọc và tái hấp thu qua ống thận, một phần sẽ quay trở lại cơ thể để lưu thông, phần còn lại sẽ theo nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, thận không thể lọc được các tinh thể axit uric mà phải lắng đọng ở đây, lâu ngày sẽ hình thành sỏi thận.

Sỏi thận dần lớn hơn, có thể gây đau dữ dội ở vùng thắt lưng, bụng, buồn nôn, nôn, khó tiểu và tiểu máu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

7 thực phẩm tốt cho xương khớp

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN LẨU

Lời bài hát TRƯỜNG LÀNG TÔI