BÀI SỐ 45 - TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một
nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu
hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao;
trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do
đó làm khát nước
Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận
động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ
insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với
insulin) .
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ, một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho
các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn. Glucose là một nguồn năng
lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và thức uống
ngọt.
Có ba loại tiểu đường chính:
1. Đái tháo đường type 1
Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể
xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất
insulin. Lý do, hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế
bào trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin.
Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong
máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.
2. Đái tháo đường type 2
Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thống kê cho thấy, cứ 10 người
VN trưởng thành, có 1 người bị tiểu đường. Trong số đó, 80-90% là đái tháo đường
type 2. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản
xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề
kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít
vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh
3. Đái tháo đường thai kỳ
Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau
khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Đái
tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type
2 sau này.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Triệu chứng chung
Khát không ngừng
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
Mệt mỏi, uể oải
Giảm cân
Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn
Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:
Chuột rút
Táo bón
Nhìn mờ
Nhiễm trùng da tái diễn
Ở tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều
năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được
chẩn đoán. Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì
thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu
đường.
Tiền Đái tháo đường
Hàng triệu người có khả năng bị tiền - Đái tháo đường. Tiền-Đái tháo đường
khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường,
nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.
Có 2 dạng
1. Rối loạn đường huyết đói: đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl
2. Rối loạn dung nạp Glucose: khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp
Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
Bệnh nhân Tiền Đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành Đái tháo đường
type 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường: uống nhiều, tiểu nhiều và sụt
cân không giải thích được
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết: đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay
đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp
Glucose ≥ 200 mg/dl.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Nếu không được điều trị tốt, bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng có
thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.
1- Biến chứng cấp tính
Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do
tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong.
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc insulin gây
nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu
không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong
2- Biến chứng mãn tính
- Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ
tim, đột quị, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
- Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng
đầu gây mù lào, giãm thị lực.
- Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của Đái tháo đường,
gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận .Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm
phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.
-
Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường gây mất
cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng
chân đưa đến đoạn chi.
Nên làm gì khi đã bị tiểu đường?
Khi bác sĩ đã chẩn đoán chắc chắn bạn bị bệnh tiểu đường, bạn không nên
quá hốt hoảng hoặc không quan tâm gì đến bệnh.
Bệnh có tính chất mãn tính và có thể gây nhiều biến chứng. Do đó cần phải
có thái độ bình tĩnh để sắp xếp lại mọi sinh hoạt, thói quen ăn uống… và cách sống
sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
Người bệnh nên sống năng động hơn, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Mỗi
ngày nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao
khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không
dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tính năng lượng cần thiết, thành phần các loại thức
ăn cụ thể cho từng người bệnh để đảm bảo một chế độ ăn thích hợp cho mỗi người.
Tất cả 2 biện pháp này là nhằm giúp cho bạn đạt được cân nặng lý tưởng của
mình, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng
đường huyết bị tăng cao trong máu.
Khi cả hai biện pháp trên vẫn không làm ổn định được đường huyết ở mức
bình thường, bạn sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc giảm đường huyết để điều trị.
Dùng thuốc nào là phù hợp với bệnh của bạn? Điều này sẽ do bác sĩ quyết định, dựa
trên tình trạng của bệnh.
Để
điều trị có kết quả tốt, nên phối hợp chặt chẽ với BS chuyên khoa để được theo
dõi bệnh liên tục.
Chế độ ăn uống khỏe mạnh
Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm sau:
• Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là
chiên giòn.
• Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
• Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá
chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa
tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất
dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho
bệnh nhân.
• Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai
(khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
• Không ăn mặn
• Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh
nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường
• Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn
cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Mặc dù các loại
trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường
chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ
thể) nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời
cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong
máu.
• Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có
tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn
và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
• Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng
hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu,
ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
• Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng
cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
Bài thuốc đặc trị bệnh tiểu
đường
Tiểu đường là một bệnh mãn tính và hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa
trị dứt điểm. Mục tiêu trong điều trị là kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa
biến chứng.
- Điều trị tiểu đường bằng
thuốc
+ Thuốc uống hạ đường huyết: Được sử dụng cho người bệnh ĐTĐ tuýp2, giúp
làm giảm lượng đường trong máu nhờ kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin;
giảm sản xuất glucose tại gan hay giảm hấp thu glucose từ đường tiêu hóa…
+ Insulin: được chỉ định điều trị bắt buộc đối với người bệnh
ĐTĐ tuýp1, tuýp2. Nếu không đáp ứng tốt
với các thuốc hạ đường huyết hoặc tiểu đường thai kỳ cũng được chỉ định dùng
insulin để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
+ Các sản phẩm hỗ trợ: Bên cạnh với thuốc điều trị chính, người bệnh có
thể sử dụng những sản phẩm chuyên biệt về biến chứng tiểu đường, chứa các hoạt
chất chống stress oxy hóa, dọn dẹp các gốc tự do (như alpha lipoic acid - ALA),
đang được các chuyên gia Nội tiết khuyên dùng.
- Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam
Việc điều trị bệnh tiểu đường bằng các bài thuốc nam, cây thuốc nam đang
được sử dụng rộng rãi. Với sự vượt trội về hiệu quả cũng như độ an toàn, cây
thuốc nam chữa bệnh tiểu đường và bài thuốc nam điều trị bệnh tiểu đường mang lại
niềm tin và hi vọng mới cho bệnh nhận tiểu đường. Điều đặc biệt là cây thuốc
nam chữa bệnh tiểu đường và bài thuốc nam điều trị bệnh tiểu đường dùng được
cho cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
1- Lá cây ca-ri
Ăn từ 8 đến 10 lá cây ca-ri vào buổi sáng trong vòng khoảng 3 tháng. Loại
lá cây thuốc nam này có thể làm chậm căn bệnh đái tháo đường do gen. Nhờ vào đặc
tính giảm cân của cây thuốc nam này, lá cây ca-ri cũng phòng bệnh béo phì do bệnh
tiểu đường gây ra. Khi cân nặng được giảm, một số triệu chứng của bệnh tiểu đường
cũng được cải thiện giúp bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có cuộc sống tích cực
hơn.
2- Hạt cỏ cari
Dùng
2 thìa cà phê đầy hạt cỏ cari (dạng bột) mỗi ngày vào buổi sáng. Bệnh nhân bị bệnh
tiểu đường có thể dùng kèm với sữa. Bệnh nhân cũng có thể ngâm từ 10 đến 12 hạt
cỏ cari qua đêm và uống nước này vào sáng hôm sau. Hạt cỏ cari là loại cây thuốc
nam điều trị bệnh tiểu đường khá hiệu quả, giúp kiểm soát nồng độ đường trong
máu.
3- Vỏ Cây Madhuca
Sắc vỏ cây thuốc nam Madhuca uống thay nước giúp giảm nồng độ đường huyết
trong máu.
4- Tỏi
Tỏi là một trong những vị thuốc nam quý được sử dụng rộng rãi trong Đông
Y. Nuốt một nhánh tỏi mỗi ngày vào buổi sáng giúp giảm nồng độ đường huyết
trong máu.
Dưới đây là các loại cây thuốc nam trị tiểu đường cực kì dễ kiếm và hữu
hiệu đã được chứng minh qua các thời kỳ y khoa.
5- Cây húng quế
Húng quế không chỉ là loại gia vị tăng thêm hương thơm, màu sắc cho món
ăn. Hơn thế, cây húng quế còn chính là cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường vô
cùng hiệu quả.
Cách đơn giản nhất là lấy một nắm lá húng quế vò nát rồi luộc lên, để
qua đêm sáng hôm sau lọc lấy nước uống. Hoặc bạn có thể sử dụng lá húng quế
trong các bữa ăn hằng ngày như rau ăn thêm giúp ổn định lượng đường trong máu.
– Lấy một nắm lá húng quế rửa sạch rồi luộc lên, để qua đêm sáng hôm sau
lọc lấy nước uống. Sử dụng hàng ngày 1 lần/ngày
– Bạn có thể sử dụng lá húng quế trong các bữa ăn hằng ngày như rau.
Tuy nhiên, ở cây húng quế có dược tính khá mạnh. Nên nếu ăn quá nhiều
rau húng quế sẽ làm giảm mạnh lượng đường huyết, gây hại cho sức khỏe.
6- Lá xoài
Lá xoài có vị chua ngọt, đặc tính mát. Lá xoài là loại thuốc nam trị tiểu
đường. Lá thường được dùng để hạ nhiệt, lợi tiểu, chống sa nội tạng, chữa phù
thũng và có vị chua ngọt, đặc tính mát, chữa bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc
biệt hơn, lá xoài non giúp chữa các bệnh ở mắt và mạch máu do bệnh đái tháo đường
tuýp 2 gây ra.
Theo Đông y, cách hay nhất là rửa sạch lá xoài (tầm 2-6 lá), để ráo, cắt
sợi cho vào cốc sạch. Sau đó đổ 300ml nước sôi, đậy nắp kín và để qua đêm. Dịch
tiết ra từ lá xoài sẽ ngấm vào nước. Uống liên tục vào mỗi buổi sáng và đều đặn.
Hiện nay, y học phương Tây cũng đã công nhận tác dụng của lá xoài. Họ bắt
đầu sử dụng trong việc điều chế ra các loại thuốc trị tiểu đường đặc hiệu.
– Sử dụng 5 lá xoài non đem thái nhỏ cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để
qua đêm đến sáng hôm sau lọc lấy phần nước uống vào mỗi buổi sáng trước bữa ăn
sáng.
– Phơi lá xoài trong bóng dâm cho đến khi tái mang đi nghiền thành bột uống
ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa với 1 cốc nước nóng, uống vào buổi sáng và tối.
– Lá xoài khô 20g. Sắc uống. Lá xoài khô có chất anthxyanhdin có tác dụng
hạ đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường
gây ra.
Chú ý: Lá xoài có tác dụng giảm đường huyết nhanh nên không nên quá làm
dụng.
7- Cây chuối hột
Chuối hột là cây thuốc nam trị tiểu đường được trồng phổ biến ở sau vườn
nhà của mỗi người dân, ở các vùng nông thôn Việt Nam. Cây chuối hột còn được biết
đến như vị cứu tinh của nhiều bệnh nhân tiểu đường. Nhiều người vẫn thường sử dụng
quả chuối hột phơi khô lấy hạt ngâm rượu thuốc chữa bệnh.
Nhưng thật ra thân và rễ cây cũng có công dụng làm thuốc Đông y trị bệnh
tiểu đường rất hay. Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch,
giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định
đường huyết.
– Dùng cọng lá cây chuối hột vắt lấy nước để uống, mỗi ngày 2 cốc (lấy cọng
lá chuối vào sáng để lấy được nhiều nước nhất). Thời gian sử dụng tùy vào bệnh
có thể mất 1-2 tháng.
– Bạn có thể giã nát củ cây chuối hột, ép lấy nước uống nhưng khổng phải
lúc nào cũng lấy được củ chuối.
– Bạn có thể dùng dao khóet lỗ ở thân cây chuối hột và úp túi nilong hoặc
ống nhựa sau đó hôm sau lấy nước trong thân chuối đó sử dụng.
8- Cây dây thìa canh
Có thể nói dây thìa canh là cây thuốc nam trị tiểu đường tốt nhất hiện
nay. Vị thuốc đã trải qua hàng chục công trình nghiên cứu mang tầm cỡ Quốc tế.
Dây thìa canh nổi lên là cây thuốc mang tính “cách mạng” trong việc phòng ngừa
và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
– Sử dụng 50g dây thìa canh khô pha với 1,5l nước đun nóng trong vòng 15p.
– Chia ra uống làm 3 lần trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 15-20p
9- Cây đinh lăng
Theo Y học cổ truyền, đinh lăng là một loại cây có tính mát, trị được rất
nhiều loại bệnh. Lá đinh lăng có hình răng cưa rất đặc biệt, vị đắng và cực kì
dễ tìm ở trong sân nhà. Vị thuốc Đông y trị tiểu đường từ lá đinh lăng đã trị
được nhiều người sử dụng và cho kết quả tốt.
Tuy thế, cần lưu ý rằng, không phải loại lá đinh lăng nào cũng là thuốc
nam trị tiểu đường. Đinh lăng có nhiều loại: lá đĩa, lá bạc, lá tròn… nhưng duy
nhất chỉ có lá đinh lăng có khía nhọn (hay còn gọi là đinh lăng nếp) mới có
công hiệu với bệnh tiểu đường.
10- Mướp đắng – Thuốc nam chữa bệnh
tiểu đường dễ tìm, giá rẻ
Quả mướp đắng (Khổ Qua) trong Đông y, đây là vị thuốc có rất nhiều tác tốt
và trong đời sống nó cũng được sử dụng thường xuyên. Đối với bệnh tiểu đường,
Mướp đắng là cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hàng trong các loại thực phẩm,
đặc biệt với người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2.
Mướp đắng có tính hàn, mát tốt cho máu. Ngoài ra, mướp đắng chứa nhiều
vitamin B1, B2, vitamin C cùng các loại muối khoáng cần thiết cho bệnh nhân tiểu
đường giúp giảm cholesteorol, lipit máu.
Cách dùng mướp đắng có rất nhiều
– Nước ép mướp đắng tươi, mỗi ngày dùng khoảng 1 cốc sẽ giúp giảm đường
huyết cực nhanh. Vị khá là đắng và khó uống nên bạn có thể cho thêm 1 chút đường
dành cho người bị tiểu đường để dễ sử dụng.
– Mướp đắng được sử dụng như món ăn hàng ngày với nhiều món ngon miệng
mướp đắng xào trứng, mướp đắng xào thịt nạc,…
– Mướp đắng khô như hãm trà uống thay nước hàng ngày cũng có tác dụng giảm
đường và ổn định đường huyết hiệu quả.
Nếu bạn là người sử dụng được mướp đắng thì đó chính là loại cây thuốc
nam chữa bệnh tiểu đường lâu dài và kết hợp một chế độ ăn uống hợp lý nữa là bạn
có thể chung sống hòa bình bệnh mà không phải lo bất cứ biến chứng.
11- Lá nếp – cây thuốc chữa tiểu đường
Lá nếp chứa một số chất chống oxy hóa tự nhiên và kích thích tiết
insulin hiệu quả giúp hạ đường huyết rất tốt. Lá nếp cũng dễ sử dụng vì mùi
thơm và cũng dễ tìm kiếm.
Cách dùng:
– Rửa sạch lá nếp đem phơi đến tái còn thấy màu xanh sau đó khoảng 10 lá
cắt nhỏ cho vào 2,5 lít nước đun sôi tới khi còn khoảng 2l nước và uống cả ngày
(nên uống trước bữa ăn chừng 20 phút), bạn cần duy trì đều đặn trong 1 tuần lễ
để thấy hiệu quả.
– Cuộn lại to bằng 1 nắm tay cho nước ngập lá dứa khoảng 1 gang tay, đun
đến khi nào nước chuyển màu xanh là được và dùng thay nước lọc trong ngày.
12- Mạch Môn
Cây mạch môn một cây thuốc nam quý, sống lâu năm, cao 10-40 cm. Cây có rễ
chùm và trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mầm. Lá mọc từ gốc, gốc lá hơi
có bẹ. Hoa có màu trắng nhạt và quả mọng màu tím đen. Củ mạch môn được sử dụng
từ rất lâu từ thời ông cha được uống như nước với mùi thanh ngọt, thơm rất dễ uống.
Sau các nghiên cứu cho thấy mạch môn có tác dụng bảo vệ thận và nhiều
tác dụng cực tốt như: giảm đường huyết, chống xơ hóa thậ, tăng cường hệ thống
miễn dịch, tốt cho đường ruột…và cũng chính là một cây thuốc nam chữa tiểu đường
rất tốt nhờ kích thích sản xuất insulin của tuyến tụy.
Liều dùng mạch môn an toàn mỗi ngày là từ 6 đến 20g củ khô dưới dạng thuốc
sắc.
13- Hành và tỏi
Đây là 2 loại gia vị thông dụng trong mỗi gia đình nhưng trong hành và tỏi
lại có các loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cơ thể. Theo nghiên cứu, hành và tỏi
có tác dụng làm ổn định đường huyết trong cơ thể, tái tạo trình tái sản sinh
insulin. Chúng tôi có một bài riêng về sử dụng rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường
14- Hoa Dâm Bụt
Cây hoa Dâm bụt khá quen thuộc ở các làng quê Việt Nam hay mọc ở ven đường
hoặc thường trồng ở vệ đường và hoa dâm bụt rất đẹp. Theo Y học cổ truyền dâm bụt
là một vị thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt.
Cách dùng:
Bài 1: Rễ cây dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.
Bài 2: Rễ cây dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống
15- Lá ổi
Rất bất ngờ khi các nhà khoa học đã chứng minh Lá ổi được coi là một vị
thuốc có tác dụng tốt cho bệnh tiểu đường và đây cũng là loại thuốc dễ kiếm
tìm.
Sử dụng bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường:
Bài 1: Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà
Bài 2: Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống
Trên đây là Top 15 cây thuốc
nam hỗ trợ và chữa bệnh tiểu đường. Tin rằng chữa bệnh tiểu đường hoá ra cũng
không quá phức tạp và tốn kém.
Bạn cũng có thể áp dụng 2 cách:
Nước gạo lứt rang
Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể uống nước gạo lứt rang, cũng
có thể nấu cám gạo lứt lấy nước uống sau kho uống thuốc tân dược điều trị bệnh
tiểu đường. Cám gạo lứt, nước gạo lứt rang có tác dụng nhạy bén với insulin
giúp hạ đường huyết cao gấp đôi so với bình thường.
Nước hoa Quỳnh Trắng
Dùng
Hoa Quỳnh Trắng nở về đêm hãm với nước nóng như pha trà dùng để uống. Dùng nước
hoa Quỳnh Trắng sau khi uống thuốc chữa bệnh tiểu đường cũng giúp hạ đường huyết
một cách nhanh chóng.
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường Tuýp 2
Bài 1:
– Củ cải 30 – 50g, gạo tẻ 20g, linh chi 10g. Linh Chi đem xay nhỏ, gói
trong túi vải, sắc trước lấy nước. Nấu cháo bằng nước sắc này. Ngày ăn một lần
giúp bệnh nhân chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bài 2:
– Thục địa 12g, cù mài 12g, sơn thù, đan bì, bạch linh mỗi vị 10g, thiên
hoa phấ 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần/ ngày. Nếu bệnh nhân bị bệnh
tiểu đường đã có biến chứng nhiễm trùng, bổ sung thêm hoàng cầm 12g vào bài thuốc
dân gian chữa bệnh tiểu đường.
Bài 3:
– Sinh địa, thạch cao mỗi vị 40g, thổ hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một
thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài 4:
– Bí đao (đông qua, bí xạnh): 100g mỗi ngày nấu chín vắt lấy nước uống
thường xu
Bài 5:
– Tô tử, lá cải củ sao qua tán bột mỗi lần uống 9g với nước sắc tang bạch
bì. Đây là bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có triệu chứng phù nề.
Bệnh tiểu đường có diễn biến phức
tạp và thường gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc chữa bệnh tiểu đường đòi
hỏi sự kiên trì, áp dụng đúng những bài thuốc nam, bài thuốc dân gian chữa bệnh
tiểu đường. Kết hợp những phương pháp chữa bệnh tiểu đường với chế độ ăn uống,
hoạt động hợp lý giúp giảm thiểu triệu chứng của bệnh tiểu đường và có thể chữa
bệnh tiểu đường tuýp 2 một cách dứt điểm.
Trong thời kỳ
virus CôronaWuhan hoành hành khắp nơi trên trái đất, thống kê ở 15 tiểu bang và
thành phố New York từ tháng 2 đến tháng 5 cho thấy một nửa trong số những người
chết vì Covid-19 dưới 65 tuổi có tình trạng tiểu đường mãn tính.
Ông Elbert Huang, giáo sư y khoa và giám đốc của Trung tâm
nghiên cứu và chính sách bệnh mãn tính của Đại học Chicago cho biết: "Bệnh
tiểu đường là một đại dịch với tốc độ di chuyển chậm. Nay cộng hưởng thêm dịch
Covid-19 đã chuyển thành một làn sóng di chuyển khá nhanh".
Giữ cho bệnh tiểu đường trong tầm kiểm soát là một trong số
các biện pháp phòng vệ tốt nhất chống lại Covid-19. Tuy nhiên việc này đã trở
nên khó khăn khi đại dịch phá vỡ tất cả nhịp chăm sóc y tế định kỳ, tập thể dục
và thói quen ăn uống lành mạnh.
Giá insulin tăng cao cũng đã buộc một số người bệnh tiểu đường
tiếp tục phải làm việc để mua thuốc thiết yếu có nguy cơ phơi nhiễm virus
Corona. Và khi đất nước vật lộn với khủng hoảng kinh tế, hàng triệu người Mỹ đã
mất việc làm và bảo hiểm y tế do chủ của họ chi trả.
Ông A. Enrique Caballero, một nhà nghiên cứu nội tiết và
nghiên cứu bệnh tiểu đường của Đại học Y Harvard cho biết: "Phần lớn điều
này có thể đã được dự đoán và giải quyết với một phản ứng toàn diện trên toàn
quốc gia".
Ông nói: "Các quan chức y tế hàng đầu nên hành động nhiều
hơn để nhấn mạnh mối đe dọa đối với những người mắc bệnh tiểu đường và xoa dịu
nỗi sợ hãi của họ khi đến bệnh viện, đồng thời tập trung nhiều hơn vào việc đưa
ra biện pháp giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng tiểu đường tại nhà".
Các nhà hoạch định chính sách đã cảnh báo rằng Covid-19 có
nguy cơ cao đối với bệnh nhân tiểu đường. Năm 2003, trong đợt bùng phát
coronavirus được gọi là SARS hay hội chứng hô hấp cấp tính, hơn 20% số người chết
là người mắc bệnh tiểu đường.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nhịn ăn có thể mang lại một số
lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người
bệnh đái tháo đường không nên xem việc nhịn ăn như một phương pháp điều trị
chính thống.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo người bệnh không
nên xem việc nhịn ăn như một phần trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Do đó, nếu
muốn giảm cân và kiểm soát bệnh tốt, bạn nên thay đổi lối sống, hoạt động thể
chất nhiều hơn.
Việc nhịn ăn có thể mang lại một số lợi ích như: giảm viêm,
giảm cân và giảm cholesterol, cải thiện cách cơ thể quản lý glucose (lượng đường trong máu) và cắt giảm tình trạng kháng insulin
Nguy cơ lớn nhất với người bệnh tiểu đường khi nhịn ăn là lượng
đường trong máu có thể xuống thấp đến mức nguy hiểm hay còn gọi là hạ đường huyết.
Điều này sẽ đúng trong trường hợp bạn dùng thuốc như insulin để kiểm soát bệnh
đái tháo đường. Nếu bạn nhịn ăn, đường trong máu của bạn có thể xuống thấp hơn
và thuốc có thể giảm nhiều hơn, từ đó có thể làm hạ đường huyết. Tình trạng hạ
đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy run rẩy, bất tỉnh hoặc thậm chí hôn mê.
Tất cả những điều trên đây đã khuyến cáo cho các bệnh nhân mắc
bệnh tiểu đường có cách nhìn tổng thể về căn bệnh cũng như việc phòng tránh. Và
tất nhiên, khi bệnh đã trở nên trầm trọng, thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn,
tốn kém hơn. Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh.
Tổng hộp từ các báo Helobácsy, thaythuoccuaban, soha…
Đường liên kết của video
Nhận xét
Đăng nhận xét