BÀI THUỐC SỐ 12 - NHỮNG LÁ CÂY VỪA LÀ THUỐC VỪA LÀ THỰC PHẨM
12.1 RAU MÁ
Rau má, là cây mọc hoang. Chúng mọc đầy trên đường đi, đường về của đường sắt hay các bãi hoang khắp
nơi trên cả nước.
Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát. Trong đông y, rau
má Thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu.
Những công dụng chính
của cây rau má như sau
Hạ huyết áp
Lợi tiểu
Tăng khả
năng giải độc
Mát, giúp điều
trị rôm, mẩn ngứa.
Chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt,
thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm
đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ,
khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt,
lở ngứa và vết thương chảy máu.
Ở Trung Quốc, rau má được dùng trị
cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật
có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn,
trúng độc thuốc nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương.
Cách dùng:
Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy
nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc
giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị Kiết lỵ, táo bón. Ngày dùng
30-40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và
làm tan mụn nhọt.
Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà
nước Dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau
bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới.
Người ta đã
chế Rau má thành những dạng phomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền
da, liền sẹo.
Cách dùng, liều dùng
Cách 1: Lấy
30-40g rau má tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường, nước sôi để
nguội uống trong ngày.
Cách 2: Rau
má rửa sạch ăn sống.
Cách 3: Luộc
hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc
Rau má
-Chảy máu chân răng, chảy máu cam
và các chứng chảy máu:
Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá
diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.
-Khí hư bạch đới:
Rau má phơi khô làm thành bột uống
mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê.
-Thống kinh, Đau lưng, đau bụng,
ăn kém uể oải:
Rau má 30g, ích mẫu 8g, Hương nhu
12g, Hậu phác 16g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
-Viêm hạnh nhân:
Rau má tươi giã lấy nước cốt, hoà
ít giấm nuốt từ từ.
. Ho, đái buốt, đái dắt: Rau má
tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc uống.
-Viêm tấy, mẩn ngứa:
Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã
nát vắt lấy nước, thêm đường uống.
-Thuốc lợi sữa:
Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái
và nước.
-Chữa cảm nắng, say nắng:
Rau má tươi 60g, hương nhu 16g,
lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần
trong ngày.
Lưu ý: Một số tác hại của rau má
Do có tính hơi hàn nên bạn cần
lưu ý khi sử dụng loại rau này. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ, giới hạn
chỉ nên dùng tối đa khoảng 40g rau má tươi/ngày, không nên dùng liên tục rau má
quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp nên ngưng sau 20 ngày mới tiếp tục sử dụng.
Không tốt cho tiêu hóa: Do có
tính hàn nên dùng tươi rau má rất dễ gây lạnh bụng, sử dụng nhiều có thể gây
tiêu chảy nhất là những người tiêu hóa kém.
Không tốt cho phụ nữ đang trong độ
tuổi sinh nở: Theo kinh nghiệm dân gian phu nữ dùng nhiều rau má sẽ giảm khả
năng thụ thai, phụ nữ mang thai dùng quá nhiều rau má làm tăng nguy cơ sảy
thai.
Phân biệt rau má dại
Hiện nay ngoài tự nhiên còn có 1
loại cây rau má khác có tên gọi rau má dại (hay rau má mơ) có tên khoa học là
Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Loài cây này có hình dáng khá giống với cây rau
má Centella asiatica (L.) Urb nhưng có lá, dây mỏng và nhỏ hơn.
Loài cây này vẫn được nhân dân sử
dụng hàng ngày làm rau và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian cây rau má dại
có tác dụng điều trị bệnh gan. Loại cây này có thể ăn sống hoặc luộc, cây có vị
thơm, ngon ăn rất thích.
V-Clip
12.2 XƯƠNG SÔNG
Xương sông còn được gọi là xang
sông, hoạt lộc thảo. Lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị làm
tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn, mà còn được Đông y dùng như một vị thuốc có
nhiều tác dụng tốt trong điều trị ho, viêm họng, đầy bụng, đau nhức răng…
Xương sông vị đắng cay, tính ấm,
có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh
hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường được dùng để chữa cảm sốt,
trúng phong hàn, cấm khẩu, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mẩn ngứa…
Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc
xương sông có tác dụng chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng. Lá hoặc cây xương sông
còn dùng làm thuốc trị chứng ra mồ hôi, viêm họng và giảm đau do xương khớp.
CÔNG DỤNG TỔNG QUÁT CỦA XƯƠNG
SÔNG
Dùng làm thuốc điều trị cảm sốt;
Tác dụng điều trị ho;
Tác dụng tiêu hơi, điều trị đầy bụng;
Tác dụng điều trị thấp
khớp, đau nhức xương.
Cách dùng, liều dùng
Dùng hàng ngày: Lá khô: 30g/ngày hoặc (60g lá
tươi) đun với 1 lít nước uống trong ngày.
Điều trị bệnh thấp khớp: Dùng lá tươi rang nóng (Hoặc hấp
nóng) gói 3-4 lớp khăn vải chườm vào vị trí bị đau nhức hoặc đặt lên giường cho
bệnh nhân nằm lên sẽ có tác dụng rất tốt.
Điều trị ho: Lá xương sông 10g, củ mạch môn
10g, lá húng tranh 10g đem hấp mật ong đem ngậm hàng ngày. Dùng liên tục cách
trên khoảng 2-3 ngày là có hiệu quả. (Cách này có thể áp dụng để điều trị ho
cho trẻ nhỏ)
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh cụ thể từ
lá xương sông
1. Giảm đau nhức do thấp
khớp
Lá xương sông (liều lượng tùy vị trí cần chườm)
giã giập, đảo trên chảo nóng, bọc vào trong lớp vải, chườm lên vùng đau nhức.
Nên dùng hàng ngày trước khi đi ngủ, có thể bó lá tại chỗ và để qua đêm thì đạt
hiệu quả tốt hơn.
2. Chữa viêm họng, viêm
Amidan
Xương sông kết hợp với giấm ăn để điều trị viêm
họng, viêm Amidan.
Lấy 5 – 10 lá xương sông bánh tẻ, giấm ăn 20 –
30ml. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, giã giập rồi đem nhúng vào giấm để ngậm.
Dùng từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với
các bệnh như viêm họng cấp, mạn tính; viêm amidan, viêm thanh quản bị mất tiếng…
3. Chữa mề đay
Lá xương sông 40g, lá khế 40g, lá chua me đất
20g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hoà nước ấm uống. Uống 3 thang/ngày. Lấy bã xoa
ngoài những nơi nổi mề đay.
4. Chữa ho có đờm, nôn
trớ ở trẻ em
Lá xương sông bánh tẻ 2 – 3 lá, mật ong 5 thìa
cà phê. Lá rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong; đem hấp cách
thủy (đun sôi chừng 10 phút), có thể cho vào hấp cơm rồi lấy ra; chắt nước uống
nhiều lần trong ngày.
5. Chữa ho do cảm cúm,
viêm họng, viêm phế quản
Lá xương sông 10g, lá húng chanh 10g, lá hẹ
10g. Cắt nhỏ các nguyên liệu, cho tất cả vào hấp cùng đường phèn, gạn lấy dung
dịch để ngậm.
6. Chữa đầy bụng, khó
tiêu
Lá xương sông tươi 15 – 20g, rửa sạch, đem sắc
với 500 ml nước còn 250 ml. Chia 2-3 lần uống trong ngày.
7. Chữa đau nhức răng,
tụt lợi
Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên
10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Khoảng 10 ngày là có
thể dùng được, lấy bông chấm thuốc bôi vào nơi răng lợi đau nhức.
8. Vết thương nhỏ đang
chảy máu
Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch giã nhuyễn,
đắp vào sẽ cầm máu ngay, vết thương chóng lành.
9. Chữa nổi mề đay
Lá xương sông, lá khế, mỗi vị 30-40g, lá me đất
20g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hòa với nước ấm để uống, ngày uống 3-4 lần, bã
xoa vào chỗ nổi mề đay.
10. Trong vú có u cục
đau nhức
Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm,
giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống: Rễ xương sông 12g, nam tục
đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ
16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong
ngày (uống khi thuốc còn ấm).
Món ăn từ lá xương
sông (Chả cuốn lá xương sông)
Thịt nạc băm nhỏ, thêm hành, mắm muối rồi lấy
lá xương sông cuốn, chiên giòn. Chả cuốn lá xương sông có mùi vị rất thơm ngon
quyến rũ.
Lá xương sông có vị cay, giúp khử
mùi tanh nên cây thường được dùng làm rau để ăn gỏi cá.
Lưu ý: Lá xương sông vị cay, tính ấm có tác dụng phát tán dễ gây giảm
tân dịch, người khô táo. Vì vậy dù làm thức ăn hay làm thuốc vẫn cần phải có liều
lượng, không nên dùng dài ngày. Mời xem V-Clip
12.3 LÁ LỐT
Công dụng của lá lốt
Lá lốt có tác dụng
kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau,…Nhờ những đặc tính này, lá lốt có thể chữa
được những bệnh sau đây:
Chữa chứng ra mồ hôi tay, chân
Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư
Chữa đầu gối sưng đau
Giảm cảm
Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng
Chữa viêm lợi, gíup bền chắc răng.
1. Chữa chứng ra mồ hôi tay, chân
Dùng 30g lá lốt tươi rửa sạch, để
ráo, sau đó cho vào 1 lít nước đun sôi. Khi sôi cho thêm 1 ít muối rồi tắt bếp.
Đợi nước ấm một chút thì dùng để ngâm 2 bàn tay, 2 bàn chân, ngâm đến khi nước nguội.
Với bài thuốc này bạn có thể thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện
liên tục trong 5 – 7 ngày.
Một cách khác, dùng 30g lá lốt thái
nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia nước thành 2 phần uống
trong ngày, uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 – 5 ngày thì
tiếp tục uống thêm một liều trình nữa đến khi hết ra nhiều mồ hôi tay, chân.
2. Chữa đau nhức xương khớp khi trời
lạnh
Lấy 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện,
16g gai tầm xoang sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống trong ngày. Hoặc lấy
15g lá lốt, 13g rễ cây vòi voi, 15g rễ cây cỏ xước, 15g rễ cây bưởi thái mỏng,
sao vàng. Sau đó sắc với 600ml nước còn 200ml, uống 3 lần trong ngày.
Khi thời tiết chuyển lạnh, xương
khớp thường hay bị đau nhức rất khó chịu, vì thế, bạn có thể áp dụng các bài
thuốc này để giải quyết các triệu chứng đau nhức.
3. Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Lá lốt có công dụng chữa đau bụng do
nhiễm lạnh rất tốt. Bạn có thể lấy 20g lá lốt tươi rửa sạch, sắc với 300ml nước
còn 100ml. Uống nước này khi còn ấm trước khi ăn tối, uống 2 ngày liên tục.
4. Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra
nhiều khí hư
Lấy 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn
chua cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi rồi chắt lấy một bát nước dùng để rửa
âm đạo.
5. Chữa đầu gối sưng đau
Cách 1, dùng lá lốt, ngải cứu mỗi vị
20g, rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
Mỗi liệu trình đều kéo dài 10 ngày.
Cách 2, lá lốt và rễ các cây bưởi
bung, vòi voi, cỏ xước mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng,
sắc với 600ml còn 200ml, chia thành 3 lần uống trong ngày. Liệu trình điều trị
là 7 ngày.
6. Giảm cảm
Nguyên liệu: 20g lá lốt già thái
nhỏ, một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây, 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ,
2g gừng thái mỏng, gia vị nêm. Nấu nguyên liệu trong 150ml nước, sau 15 phút
nhấc xuống, đập vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Sau khi ăn xong món ăn này bạn
sẽ đổ nhiều mồ hôi, khi đó hãy lau khô mồ hôi thì sẽ hết cảm.
7. Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày
không liền miệng
Nguyên liệu
Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô mỗi
vị 15g.
Cách làm
Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây
chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương. Sau đó,
dùng các nguyên liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng
lại. Ngày đắp 1 lần, đắp trong 3 ngày.
Lưu ý: Để tránh phản tác dụng và gây nhiễm trùng bạn
cần chọn nguyên liệu không chứa thuốc trừ sâu, đồng thời rửa sạch các nguyên
liệu trước khi giã và đắp.
8. Chữa viêm lợi, giúp bền chắc răng
Hái một nắm lá lốt vừa đủ, rửa sạch,
sắc lấy nước đặc để ngậm súc miệng hàng ngày. Cách này giúp bền chắc răng, chữa
sâu răng, nhức răng, viêm nướu răng.
Như vậy, công dụng lá lốt được biết
đến chủ yếu là tạo ra các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh lý về xương khớp,
răng miệng, tình trạng viêm, sưng, đau,…
Lưu ý: Lá lốt cũng như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần
phải dùng đúng liều lượng. Nếu lạm dụng thì đôi khi thuốc bổ cũng biến thành
thuốc độc. Do đó, với những người đang bị đau dạ dày, táo bón, nóng bức trong
người,…thì không nên dùng lá lốt.
MÓN ĂN TỪ LÁ LỐT
THỊT BÒ NƯỚNG LÁ LỐT
Cuộn thịt bò trong lá lốt thành cuốn nhỏ vừa ăn, sau
đó đem nướng trên bếp than, trở đều tay cho đến khi chín đều.
Khi bò nướng lá lốt chín, bày ra đĩa, rắc đậu phộng
rang lên trên. Dùng cuốn bánh tráng với các loại rau và bún, chấm mắm nêm hoặc
nước mắm pha tùy khẩu vị.
THỊT BÒ XÀO LÁ LỐT
Thịt bò rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn, ướp với sữa
đặc, 1 muỗng cà phê bột nêm, bột năng cùng một chút dầu ăn, để 10 phút cho thịt
thấm.
Lá lốt rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.
Đun nóng dầu ăn, cho tỏi và sả vào phi thơm. Trút thịt
bò vào xào, nêm một muỗng cà phê đường và chút muối, cho tiếp lá lốt vào trộn
đều. Tắt bếp.
Món ăn này có tác dụng bổ
huyết, bổ tỳ vị, trừ thấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa. Có ích cho người bị tỳ
vị suy yếu, ăn uống kém, đau lưng mỏi gối, viêm khớp, đau nhức các khớp do
phong thấp, thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Người ta lấy LÁ LỐT CUỐN ĐẬU HŨ để làm món ăn chay. Cũng có thể chế biến
nhiều món ăn ngon như:
Lá lốt rửa thật sạch, để ráo nước, cắt nhỏ như sợi
chỉ, vắt chanh vào ăn sống.
Lá lốt luộc chấm, nước mắm tỏi gừng.
Lá lốt nấu canh, dùng gói các nguyên liệu để nướng,
chiên hoặc xào thịt bò, thịt heo hay các loại thủy hải sản. Xem V-Clip
12.4 NGẢI CỨU
Công dụng chữa bệnh của cây ngải
cứu.
Lá ngải cứu chứa tinh dầu, tính ấm
được xem là bài thuốc hữu hiệu trong các trường hợp:
1. Bài thuốc trị cảm cúm, ho, đau đầu
Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải
cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Cụ
thể chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi
nấu lên với 2 lít nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút.
Ngoài ra, bạn còn có thể dùng
100gram ngải cứu, 50gram lá sả, 100gram tần dầy lá (húng chay), 100gram tía tô
đem đun sôi với ½ lít nước và uống trong khi khát. Bài thuốc này nên dùng liên
tục trong khoảng 5 ngày, có thể giúp chữa cảm, trị ho, giảm sổ mũi, nghẹt mũi,
hoa mắt đau đầu, chóng mặt…
2. Chữa kém ăn, cơ thể suy nhược
Lá ngải cứu còn có tác dụng bồi bổ
cơ thể, chữa suy nhược giúp bạn ăn ngon, ngủ sâu, việc hấp thụ dinh dưỡng cũng
trở nên hiệu quả hơn. Bạn có thể dùng khoảng 250 gram ngải cứu kết hợp với 10 gram
đinh quy, 20 gram câu kỷ tử, 1 con gà ác hoặc gà ri (khoảng 150 gram), 2 quả
lê… cùng ½ lít nước, thêm các gia vị vừa ăn.
Sau đó, đun đến khi sôi rồi hạ nhỏ
lửa dần và hầm đến khi còn ít nước, khoảng 250 ml nước. Bài thuốc này bạn nên
chia thành 5 lần ăn trong ngày và ăn liên tục trong khoảng 2 tuần để mang lại
hiệu quả cao.
3. Cầm máu
Thói quen của ông bà xưa là khi bị
đứt tay sẽ chạy ra vườn hái một vài lá ngải cứu vò nát đắp vào vết thương, sở
dĩ làm được điều này là vì flavonoid một loại polyphenol trong lá ngải
cứu có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất hiệu quả. Tuy nhiên vì yếu tố vệ sinh,
chúng ta nên rửa thật sạch lá ngải cứu trước khi áp dụng phương pháp này.
4. Trị mụn nhọt
Tương tự khả năng kháng viêm sát
khuẩn trong việc cầm máu, lá ngải cứu giã nhuyễn đắp lên da cũng điều trị mụn
nhọt rất hiệu quả. Giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công
dụng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh trong phương pháp này. Ngoài
trị mụn, việc dùng mặt nạ ngải cứu còn giúp trắng da, trị mẩn ngứa.
5. Trị rôm sảy trên da trẻ em
Hiện tượng ngứa ngáy, rôm sảy ở trẻ
em cũng có thể dứt điểm nếu bạn giã nát lá ngải cứu vắt lấy nước rồi pha với
nước tắm cho trẻ. Nhờ vào khả năng sát khuẩn của lá ngải cứu, triệu chứng này
sẽ hết.
6. Giảm đau
Các chứng phong thấp, đau lưng, đau
đầu cũng được cải thiện khi sử dụng các món ăn chế biến từ cây ngải cứu, nhờ
vào các axit amin có lợi bên trong lá ngải cứu, các quá trình chuyển hóa, trao
đổi chất sẽ diễn ra trôi chảy, giảm triệu chứng đau nhức hằng ngày. Có thể
luộc, nấu canh hay xào phần thân và lá giống cây này, ăn hàng ngày.
7. Trị đau buốt nhức khớp xương, thần kinh tọa
Để chữa các vấn đề đau nhức xương,
bạn có thể dùng khoảng 300gram ngải cứu giã nát, cho thêm khoảng 2 muỗng mật
ong rồi vắt lấy nước để uống. Dùng nước này uống trong 2 bữa trưa và chiều,
dùng liên tục trong khoảng 2 tuần.
Chữa đau thần kinh tọa của ngải cứu
Đau thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh tọa bị kích
ứng hoặc tổn thương gây ra những cơn đau từ lưng xuống chân. Nguyên nhân chủ
yếu gây ra bệnh đó là do đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép lên dây thần kinh tọa.
Ngoài ra, tình trạng sưng, viêm khớp, thoái hóa dây thần kinh tọa hay dây thần
kinh tọa bị chèn ép bởi khối u cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh.
Người bệnh đau dây thần kinh
tọa phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau, tê cứng, ngứa ran từ lưng
xuống mọc, lan dọc theo cẳng chân. Cơn đau lúc thì âm ỉ, khi thì dữ dội, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như sự di chuyển của người bệnh.
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y để
điều trị bệnh, ngày nay một số biện pháp dân gian như chữa đau thần kinh tọa
bằng ngải cứu cũng được các chuyên gia khuyên dùng, mang lại hiệu quả tích cực,
góp phần đẩy nhanh tiến trình điều trị bệnh.
Đã từ lâu ngải cứu đã được người dân
Việt Nam coi như một vị thuốc quý, có tác dụng trong việc điều trị đau bụng
kinh, đau đầu, thanh nhiệt, giải độc,…
Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng,
mùi thơm, tính ấm mang lại tác dụng chống viêm, tuần hoàn máu nên sử dụng rất
tốt cho các trường hợp bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cũng như một số bệnh lý
về xương khớp khác.
Ngải cứu có chứa hoạt chất cinelo,
dehydro matricaria este, thuyon. Đây đều là những chất có tác dụng giảm cơn đau
xương do bệnh đau dây thần kinh tọa gây nên.
Chính vì những đặc tính như trên,
ngải cứu đã được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa.
Dưới đây là một số cách dùng ngải cứu chữa đau dây thần kinh tọa:
7.1 Dùng ngải cứu và muối
Muối cũng là một nguyên liệu có công
dụng kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Với sự kết hợp của muối sẽ giúp thúc đẩy
nhanh các hoạt chất trong ngải cứu thấm sâu vào trong khớp xương, từ đó giúp
gia tăng hiệu quả trong điều trị bệnh.
Cách làm đơn giản như sau:
- Người
bệnh chuẩn bị một nắm ngải cứu và một chút muối hạt trắng.
- Ngải
cứu đem rửa sạch, để ráo, sau đó cho lên chảo sao cùng với muối hạt cho
đến khi nóng.
- Cho hỗn
hợp này vào một tấm khăn sạch và đắp trực tiếp lên khu vực bị đau trong
khoảng 30 phút.
- Mỗi
ngày sử dụng 2-3 lần cách này, áp dụng liên tục mỗi tối để đạt được hiệu
quả tốt nhất.
- Cho hỗn
hợp này vào miếng vải bọc sạch và đắp lên khu vực đĩa đệm bị tổn thương.
Kiên trì thực hiện bài thuốc chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và muối
sẽ giảm nhanh các cơn đau khó chịu của bệnh gây ra.
7.2 Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải
cứu và mật ong
Mật ong không chỉ là nguyên liệu làm
đẹp được chị em trọng dụng mà nó còn là thực phẩm có khả năng tăng cường
sức đề kháng của cơ thể, chống lại gốc tự do độc hại, ngăn ngừa tình trạng
viêm. Từ đó mang lại lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, đặc biệt là
chứng đau dây thần kinh tọa.
Để thực hiện bài thuốc này, người
bệnh cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: 1 bó ngải cứu, 2 thìa mật ong, ½
thìa muối.
- Ngải
cứu rửa sạch, xay nhuyễn
- Muối
pha với nước ấm sau đó cho vào phần ngải cứu đã được xay nhuyễn, vắt lấy
nước cốt.
- Hòa tan
mật ong trong hỗn hợp trên, chia thành 2 phần rồi uống trong ngày
- Kiên
trì sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng
bệnh đau thần kinh tọa giảm đi rõ rệt.
7.3 Ngâm nước lá ngải cứu
Ngâm chân bằng ngải cứu giúp tinh
thần thư thái, thoải mái, giảm stress và căng thẳng rất tốt. Bên cạnh đó cách
làm này còn giúp tăng cường lưu thông máu cơ thể, đặc biệt là những vị trí bị
tổn thương.
Người bệnh cần chuẩn bị 1 bó ngải
cứu, 2 thìa muối và một cái chậu nhôm.
- Ngải
cứu rửa sạch, để ráo sau đó cho vào ấm.
- Đun sôi
ngải cứu với 2 lít nước trong khoảng 10 phút. Tiếp đến bạn cho mỗi vào nồi
rồi tắt bếp.
- Chờ
nước nguội hoặc chế thêm nước lạnh để để nóng rồi tiến hành ngâm chân
trong vòng 15 phút.
Với phương pháp này, bạn nên kiên
trì áp dụng đều đặn 2-3 lần mỗi tuần. Thời điểm thích hợp để ngâm chân là vào
buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Lưu ý, người bệnh không nên ngâm chân
quá lâu để tránh trường hợp bị tụ máu dưới chân, khiến bạn mệt mỏi hơn.
7.4 Điều trị đau thần kinh tọa bằng
ngải cứu và giấm gạo
Dùng ngải cứu và giấm gạo xoa bóp
dọc theo đường dây thần kinh tọa sẽ giúp tình trạng đau, nhức được thuyên giảm
một cách rõ rệt.
Người bệnh chuẩn bị 300g ngải cứu và
200ml giấm gạo.
- Ngải
cứu đem rửa sạch, giã nát. Sau đó trộn đều với giấm gạo rồi cuối cùng đem
đun nóng.
- Cho hỗn
hợp trên vào một chiếc khăn sạch rồi chườm lên vùng bị đau khoảng 20 phút
- Để đẩy
lùi cơn đau nhanh chóng, người bệnh nên áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày.
Trong quá trình điều trị đau dây
thần kinh tọa bằng ngải cứu, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Ngải
cứu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe là thế, tuy nhiên người không có
bệnh không nên lạm dụng uống nước ngải cứu thay trà để tránh bị ngộ độc.
- Phụ nữ
mang thai hoặc cho con bú muốn sử dụng bài thuốc từ ngải cứu nên tham khảo
ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Phương
pháp điều trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu có khả năng cải thiện triệu
chứng đau nhức do bệnh gây ra khá tốt. Tuy nhiên, biện pháp này không thể
thay thế thuốc chữa bệnh. Ở những bệnh nhân ở trường hợp nghiêm trọng hơn
nên đi thăm khám và điều trị ở bệnh viện.
- Ngoài
việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như áp dụng bài thuốc
ngải cứu tại nhà, người bệnh mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để rèn luyện
thân thể bằng các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga,… Tùy vào thể trạng của
mỗi người mà bạn nên chọn những bài tập phù hợp, để tránh gặp chấn thương.
- Tinh
thần căng thẳng là tác nhân lớn khiến đau dây thần kinh tọa trở lên trầm
trọng hơn. Bởi vậy, người bệnh trong quá trình điều trị cần giữ cho tinh
thần thoải mái bằng cách giảm khối lượng công việc, dành thời gian cho các
hoạt động giải trí, trút bỏ gánh nặng, suy nghĩ tích cực,…
Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu là phương pháp được nhiều người áp dụng. Tuy
nhiên để hạn chế rủi ro, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
7.5 Ngâm
chân bằng nước ngải cứu giúp giảm đau
Cách làm này giúp giảm stress, căng
thẳng, có tác dụng thư giãn, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau hiệu quả.
Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu, 2 thìa muối
tinh và một chậu nhỏ đủ lớn để ngâm chân.
Cách trị đau thần kinh tọa bằng ngải
cứu thực hiện như sau:
Ngải cứu loại bỏ lá sâu hỏng, rửa
sạch sau đó cho vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước khoảng 10 phút. Cho vào 2
thìa muối và tắt bếp.
Đổ nước thuốc ra chậu ngâm chân.
Kiểm tra nhiệt độ nước nếu nóng quá thì có thể ngồi đợi cho nguội bớt hoặc pha
thêm nước lạnh. Ngồi ngâm chân khoảng 15-20 phút, duy trì đều đặn mỗi tuần 2-3
lần, tốt nhất là thực hiện trước khi đi ngủ 1 tiếng. Có một lưu ý là không nên
ngâm chân quá lâu vì sẽ gây phản tác dụng như gây mệt mỏi, tụ máu dưới chân.
7.6 Ngải cứu và muối
Muối có tính sát trùng, sát khuẩn tốt. Sự kết này giúp
tăng cường hiệu quả tác động của các hoạt chất trong ngải cứu có thể thấm sâu
và chữa lành tổn thương ở từng khớp xương. Cách làm như sau:
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị sẵn một
nắm ngải cứu, muối tinh và một khăn sạch.
Mang rau ngải loại bỏ lá sâu, úa,
mang đi rửa sạch rồi để ráo nước. Cho rau và muối lên chảo lớn sao cho đến khi
nóng đều.
Đổ hỗn hợp vào khăn vải đã chuẩn bị
rồi chườm lên vùng bị đau. Khi khăn nguội thì thay thuốc mới và tiếp tục chườm
khoảng 30 phút. Mỗi ngày người bệnh nên áp dụng bài thuốc này từ 2-3 lần vào
buổi tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất. Cách chữa bệnh đau thần kinh
tọa bằng ngải cứu này giúp giảm đau, làm chậm quá trình gai hóa và giúp người
bệnh có thể cải thiện giấc ngủ.
7.7 Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và giấm gạo
Chuẩn bị: 1
bó ngải cứu, một chai giấm gạo khoảng 200ml và một chiếc khăn sạch.
Cách thực hiện:
·
Rau ngải cứu
làm sạch, giã nhuyễn, thêm giấm gạo vào và trộn đều. Sau đó, cho hỗn hợp lên
bếp đun nóng đến khi cô quánh lại.
·
Đổ thuốc ra
khăn và chườm lên vùng bị gai hóa. Thay thuốc khi nguội và tiếp tục chườm
khoảng 20 phút. Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
7.8 Trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và rượu trắng
·
Nguyên liệu
cần chuẩn bị: 1 bó ngải cứu và rượu trắng.
·
Cách thực
hiện: Chọn và nhặt phần lá, búp non,
rửa sạch rồi giã nát. Cho thêm rượu trắng vào và trộn đều thành hỗn hợp đồng
nhất, cho lên chảo và xào cho đến khi thuốc nóng đều và cô lại. Cho phần thuốc
còn nóng vào khăn sạch, bọc lại rồi chườm lên vị trí đau khoảng 20 phút.
7.9 Vỏ bưởi, vỏ chanh, ngải cứu
·
Các nguyên
liệu cần chuẩn bị bao gồm: 1 nắm
lá ngải cứu, 1kg vỏ chanh, vỏ 2 quả bưởi và 2 lít rượu trắng. Lá ngải cứu, vỏ
chanh và vỏ bưởi phải được sao khô trước khi sử dụng.
·
Cách làm: Cho toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình
thủy tỉnh và đổ rượu trắng vào, ngâm khoảng 1 tháng thì có thể sử dụng. Mỗi
ngày bạn nên uống đều đặn 1-2 ly nhỏ.
Lưu ý khi
trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Có
thể nói ngải cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh tại nhà an toàn mà
hiệu quả nhất. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau:
1. Đối với những người sử dụng cách chữa đau thần kinh
tọa bằng ngải cứu qua đường uống thì không nên quá lạm dụng vì có thể gây ngộ
độc.
2. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý
kiến chuyên gia trước khi sử dụng bài thuốc này.
3. Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhưng
người bệnh không nên lầm tưởng rằng có thể trị bệnh tận gốc và có thể thay thế
cho các phương pháp khác, điều này hoàn toàn sai lầm. Những trường hợp bệnh
nặng bắt buộc cần đến cơ sở y tế để được điều trị, phục hồi chức năng đúng
cách.
4. Nếu đã sử dụng bài thuốc trị đau thần kinh tọa bằng
ngải cứu trong thời gian dài mà bệnh không cải thiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ
chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả.
Ngoài
điều trị thì người bệnh cần dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể
dục thể thao, nâng cao sức khỏe như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội… Lưu ý tránh
gặp phải chấn thương trong quá trình vận động. Trong thời gian làm việc cần
thay đổi tư thế, vận động, đi lại, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Giữ tinh thần
thoải mái, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giải trí.
8 An thai
Từ tháng thứ tư của thai kỳ, ăn ngải
cứu hoàn toàn lành tính, an toàn đối với các bà mẹ mang thai, không gây kích
thích tử cung, không gây nguy cơ sảy thai. Hơn nữa, lá này còn có tác dụng chữa
chứng ra máu, đau bụng cho thai phụ. Cách dùng như sau, bạn lấy khoảng 16gram
lá ngải cứu, 16gram lá tía tô cùng với 600ml nước sắc cho đến khi còn khoảng
100ml. Bạn uống nước này từ 3 – 4 lần trong ngày sẽ giúp an thai và khỏe mạnh
cho thai phụ.
9 Kích thích ăn ngon
Trong lá ngải cứu có andenin và
cholin cấu thành lên vitamin B có tác dụng tích cực trong chuyển hóa các chất,
kích thích ăn ngon. Giảm tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ và giúp ngon miệng
ở người già.
10 Điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu còn giúp chu kì kinh
nguyệt của chị em trở nên suôn sẻ hơn, các triệu chứng đau bụng, kinh nguyệt
không điều sẽ giảm rõ rệt nếu dùng lá ngải cứu hãm trong nước và uống như trà
mỗi ngày trong 1 tuần trước kì kinh nguyệt. Điều hòa kinh nguyệt là tính năng
nổi bật của cây ngải cứu, hoặc có thể chế biến các món ăn như canh ngải cứu
thịt nạc, lá ngải cứu xào… để dễ sử dụng, giảm mùi hăng.
Cách dùng cụ thể như sau, trước khi
hành kinh khoảng 1 tuần, bạn nên dùng ngải cứu khoảng 6 – 12gram hãm với nước
sôi thành trà hoặc sắc thành nước để uống. Nước sắc nên uống ngày 3 lần, uống
dưới dạng bột từ 5 – 10 gram hoặc uống dưới dạng cao đặc thì chỉ nên dùng 1 – 4
gram.
Trong trường hợp nếu kinh nguyệt
không đều, thường xuyên bị rối loạn thì bạn nên dùng ngải cứu khô (10gram) sắc
với nước (200ml) để cô đọng chỉ còn khoảng 100ml. Bạn có thể thêm đường cho dễ
uống và dùng ngày 2 lần. Tăng đôi liều lượng để giảm nhanh đau bụng kinh
nguyệt, sau 1 đến 2 ngày thì dùng liều lượng ít đi.
11 Bổ máu và giúp lưu thông máu
Với công dụng này nên chế biến thành
món trứng rán ngải cứu. Cắt nhỏ ngải cứu đánh tan với một quả trứng và rán lên
ăn với cơm, các đặc tính tốt của ngải cứu và trứng như giàu protein, andenin,
cholin… sẽ giúp khi huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch, lưu thông máu đến
não.
12 Giảm mỡ bụng
Không chỉ chế biến thành các món ăn,
bạn có thể dùng một bó ngải cứu to rang với 1kg muối cho đến khi dậy mùi, rồi
cho vào túi nhỏ và dùng chườm lên bụng mỗi ngày khoảng 2 lần sẽ có tác dụng
đánh tan mỡ thừa, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón, bệnh phụ khoa hoặc
đau lưng do mang thai v.v… Kiên trì thực hiện để mang lại kết quả tốt nhất.
13 Sơ cứu vết thương, giúp cầm máu
Từ lâu, trong kinh nghiệm dân gian,
lá ngải cứu đã được biết đến với công dụng này. Vì vậy, trong trường hợp bị
thương, mất máu, người ta có thể giã nát lá ngải cứu tươi cùng với 1/3 thìa cà
phê muối rồi đắp lên vết thương để cầm máu và giảm đau nhức.
Lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu.
Tuy công dụng của lá ngải cứu rất
lớn nhưng bên cạnh đó vẫn tìm ẩn khả năng gây hại cho sức khỏe, ghi nhớ các lưu
ý sau để bảo vệ sức khỏe:
- Lá ngải cứu có chức năng
giảm đau nên sẽ gây ra các tổn thương thần kinh, gây hung phấn quá
mức, có thể dẫn đến co giật. Tốt nhất chỉ nên sử dụng 2 lần một tuần, khi không
có triệu chứng bệnh không nên sử dụng, càng không dùng để nấu nước pha trà uống
hằng ngày khi không điều trị bệnh lý nào liên quan.
- Đối với thai phụ: Không
uống, ăn món ăn nào từ lá ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kì. Vì trong thời
gian này không sử dụng bất kì dược liệu nào.
- Tinh dầu trong lá ngải cứu
tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra độc tính cho gan, thận, và các
quá trình trao đổi chất phức tạp khác.
- Người bị rối loạn đường
ruột cấp tính: Khi ruột bị tổn thương, sử dụng ngải cứu sẽ làm khó
kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột. Vì ngải cứu còn có tính năng lợi
tiểu, giúp đi tiểu nhiều.
Tóm lại Ngải cứu được sử dụng làm nhiều
bài thuốc tốt, nhưng không nên sử dụng như một thực phẩm hằng ngày hay một loại
trà.
CÁC MÓN ĂN TỪ NGẢI CỨU
Theo kinh
nghiệm, ngải cứu được sử dụng làm nhiều món ăn ngon. Trân trọng giới thiệu cùng
các bạn, 2 món ngon điển hình từ ngải cứu
Gà tần ngải cứu
Nguyên liệu:
Đùi và cánh gà: 500g
Ngải cứu: 1 bó
Nghệ tươi: 1 củ
1 thìa cà phê muối, 1
thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp rượu trắng, 2 thìa cà phê dầu ăn.
Cách làm:
Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Nghệ rửa
sạch, gọt vỏ, đập giập. Cho gà vào nồi ướp với nghệ, muối, hạt nêm, để khoảng
20 phút cho thấm.
Ngải cứu nhặt phần ngọn, bỏ thân, rửa
sạch. Gắp gà ra bát, sau đó cho ngải cứu vào nồi vừa ướp gà, nêm dầu ăn vào đảo
đều, cho từng miếng gà lên, xếp xen kẽ với ngải cứu. Để 10 phút nữa cho gia vị
thấm đều.
Đổ thêm 1 bát nước vào
nồi, cho lên bếp đun lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa vừa khoảng 5 phút rồi tắt
bếp, để nguội, lặp lại quy trình 1 lần nữa, cuối cùng cho thêm rượu vào cho gà
dậy mùi thơm là được.
Trứng hấp ngải cứu
Nguyên liệu:
Thịt nạc heo: 100g
Trứng gà: 3 quả
Ngải cứu: 20g
1 củ hành tím, 1 thìa
cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu.
Cách làm:
Thịt heo rửa sạch, băm
nhuyễn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp thịt với muối, hành tím, tiêu, để 10 phút
cho thấm gia vị.
Trứng gà tách vỏ cho
vào chén, nêm chút muối, hạt nêm vào đánh tan đều.
Ngải cứu vò lá hơi nát
cho bớt đắng, rửa sạch, thái nhỏ.
Cho ngải cứu, thịt heo
vào trứng, trộn đều. Cho trứng vào nồi hấp cách thủy 15 phút là được.
Dọn trứng ra đĩa, rắc
ít tiêu lên trên, ăn kèm cơm nóng.
Chúc các bạn thành
công.
Kính mời xem V-Clip
Nhận xét
Đăng nhận xét